Coconutic: Bao bì nhựa từ xenlulozơ thạch dừa của sinh viên Bách Khoa

AD

Ngoc Anh Hoang, Program Associate of the Ida C. & Morris Falk Foundation

Các giải pháp thay thế nhựa đang nổi lên như một trong những giải pháp tiềm năng nhất cho cuộc khủng hoảng rác thải nhựa của chúng ta. Tại Việt Nam, giải pháp này chiếm hơn một nửa số giải pháp tuần hoàn hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các sáng kiến hiện tại vẫn đang ở giai đoạn đầu và cần nhận được hỗ trợ xuyên suốt để thành hình và phát triển.

Động lực cho các ý tưởng tuần hoàn và phương thức hỗ trợ đổi mới là điều rất cần thiết để dịch chuyển ngành nhựa của Việt Nam hướng theo hướng tuần hoàn. Và ICM nhận thấy, động lực đó đang được bắt đầu bởi chính thế hệ trẻ địa phương của Việt Nam.

Thông qua chương trình Tài trợ Đổi mới Tuần hoàn, Quỹ ICM Falk tự hào thể hiện sự hỗ trợ tiếp nối của chúng tôi đối với các giải pháp tuần hoàn do sinh viên khởi xướng thông qua cuộc thi Sáng tạo Bách Khoa hàng năm. Trong bài viết này, ICM phỏng vấn nhóm sinh viên Beavers, một trong những nhóm nhận tài trợ mới nhất của chúng tôi với giải pháp thay thế dựa dùng một lần từ xenlulozơ thạch dừa. Nhờ sự hỗ trợ từ Quỹ ICM Falk, nhóm sinh viên đã gửi mẫu và nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài hiện đang hoạt động trong nước trong nhiều lĩnh vực như Nhà Hàng, Khách Sạn, Thời Trang và Bán Lẻ.

Đọc bài phỏng vấn để khám phá tiềm năng của sản phẩm này và được truyền cảm hứng từ hành trình đổi mới của nhóm sinh viên Bách Khoa!

—-

1. Hãy giới thiệu ngắn gọn về các thành viên trong nhóm và dự án Coconutic

Nhóm mình gồm các thành viên là Nguyễn Ngọc Lam, Phạm Tuấn Khang, Phan Minh Khôi và Hoàng An. Cả 4 thành viên của nhóm hiện đều là sinh viên năm tư ngành Kỹ thuật Hóa học tại trường Đại học Bách Khoa. Với tình yêu dành cho môi trường và đam mê nghiên cứu, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đình Quân, nhóm tạo ra được một chế phẩm sinh học có tính chất bền với tác động kéo, chịu nhiệt tốt và không độc hại đối với môi trường.

Hình ảnh các thành viên The Beavers trong đêm Chung kết Bách Khoa Innovation 2022

2. Điều gì đã thôi thúc tất cả các bạn bắt đầu dự án này? 

Ngày nay, chúng ta luôn nghe trên báo đài đề cập đến vấn đề ông nhiễm rác thải nhựa và rác thải kim loại. Với đam mê về hoá học, nhóm đã cố gắng vận dụng những hiểu biết của từng bạn vào lĩnh vực môi trường. 

Bên cạnh đó, nhóm mình đã bắt đầu theo hướng sử dụng thạch dừa làm nguyên liệu chính sau khi nghe thầy hướng dẫn giới thiệu về vật liệu cellulose vi khuẩn. Là một vật liệu mới và sạch 100 %, nhóm đã mong muốn được nứng dụng hướng mới này vào lĩnh vực môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn. 

3. Sản phẩm của bạn khác với sản phẩm trên thị trường như thế nào? (Tại sao lại là thạch dừa?)

Sản phẩm của nhóm có thể được coi là khác biệt với các sản phẩm có trên thị trường: Sản phẩm được làm 100 % từ thành phần hữu cơ. Do đó bao bì này không chứa nhựa, là bước tiến mới trong quá trình xanh hoá bao bì

Sản phẩm được sản xuất từ những nguồn sinh khối thải loại từ nông nghiệp, cụ thể là thạch dừa. Trong quá trình chế biến dừa, thạch dừa bị thải ra môi trường hoặc chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón. Nhờ việc tận dụng này, các sản phẩm sẽ đều tham gia vào mô hình kinh tế xoay vòng, giảm thiểu rác thải và làm kín vòng luân chuyển nguyên vật liệu. 

4. Nhóm đã phát triển như thế nào từ cuộc thi BKI & chương trình tài trợ với ICM?

Đây được coi là một bước ngoặt lớn cho nhóm chúng em bởi vì trước cuộc thi BKI và chương trình của ICM nhóm chúng em chưa từng tham gia vào bất kỳ một dự án nào như thế này cả. Đây được coi là một bước ngoặt lớn cho nhóm chúng em bởi vì trước cuộc thi BKI và chương trình của ICM nhóm chúng em chưa từng tham gia vào bất kỳ một dự án nào như thế này cả. Sau chặng đường này nhìn lại chúng em có thể nhận thấy rằng chúng em đã trưởng thành hơn những ngày đầu của dự án.

Về cá nhân tụi em, em cảm thấy sau khi bước ra sân chơi lớn này, sau khi cộng tác với những anh chị ở chương trình ICM những người đã từng thực không chỉ một mà có thể nhiều dự án khác nhau – chúng em cảm thấy bản thân cũng phải tự cố gắng để có thể làm việc ở cùng “tần số” với các anh chị.

The Beavers team lead & other ICM’s grantees meeting with the Female Entrepreneurs Saigon

Tụi em cảm nhận bản thân có trách nhiệm hơn, biết lên kế hoạch rõ ràng cho dự án, kỷ luật hơn để bám sát những deadline được đặt ra, ghi chép lại tất cả trong quá trình làm dự án để có thể so sánh trong tương lai, học cách quản lý chi tiêu để có đủ tài chính để thực hiện dự án và quan trọng hơn hết là học cách quản lý thời gian để cân bằng việc thực hiện dự án và việc học tập trên lớp.

Về dự án của chúng em, nhờ vào chương trình tài trợ với ICM chúng em mới có khả năng và động lực để phát triển dự án. Biến các ý tưởng thành trở thành hiện thực và đem những hiện thực đó đến với người tiêu dùng . Em nhận ra sản phẩm của tụi em còn nhiều tiềm năng chưa được khám phá hết. Chúng em chỉ hy vọng có thêm thời gian để có thể khám phá hết được khả năng của chúng em và dự án của chúng em có thể đạt đến đâu

5. Nhóm đã những gặp khó khăn cơ bản gì khi phát triển Coconutic với tư cách là một nhóm sinh viên?Từ trải nghiệm này, nhóm mong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam sẽ thay đổi thế nào để phát triển nhiều sáng kiến của sinh viên hơn?

Trong suốt thời gian thực hiện dự án, nhóm đã gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là trong quá trình cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người dùng. Để đạt được những tính chất đặc biệt của sản phẩm, nhóm đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong thời gian đầu của dự án, nhóm chưa thật sự có được định hướng rõ ràng trong việc phát triển sản phẩm như thế nào.

Sau khi có những trải nghiệm đáng nhớ với dự án cũng như ICM, nhóm rất hy vọng sẽ có thêm nhiều cuộc thi sinh cũng như các sẽ có thêm nhiều đơn vị sẵn sàng hỗ trợ các ý tưởng của các bạn sinh viên, qua đó thúc đẩy được sức sáng tạo, đổi mới cũng như tinh thần khởi nghiệp của các bạn sinh viên

6. Kế hoạch của nhóm cho Coconutic sau chương trình tài trợ với ICM và cuộc Bach Khoa Innovation là gì?

Do lịch học của cả 4 thành viên đều dày đặc và không thống nhất nhau, nên nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu và đầu công việc tự đặt ra. Với mong muốn cho dự án có thể được tiếp tục được hoàn thiện và tạo được các ảnh hưởng tích cực đến môi trường, nhóm quyết định nhượng công thức sản phẩm cho ICM Falk và chương trình thí điểm Materials Venture Lab để sản phẩm Coconutic tiếp tục được cải tiến. Chúng em tin chắc rằng việc tham gia ICM’s Venture Lab sẽ giúp Coconutic phát triển được hết tiềm năng, và trở thành vật liệu xanh thay thế nhựa với quy mô sản xuất lớn và bền vững. 

Materials Venture Lab– Một sáng kiến của Quỹ ICM Falk cùng đối tác Evergreen Labs
sẽ được thí điểm vào sđầu năm 2023 để hỗ trợ phát triển các sán kiến thay thế nhựa tại Việt Nam.

—-

 “Những người trẻ tuổi nên đi đầu và kiến tạo những thay đổi toàn cầu.

Khi được trao quyền, họ có thể là động lực chính cho sự phát triển và hòa bình” – Kofi Annan

Một tương lai không bền vững đã tạo ra cả áp lực và động lực cho giới trẻ sáng tạo và khởi nghiệp để thúc đẩy thay đổi. Hơn bao giờ hết, giới trẻ Việt Nam và trên toàn cầu đang thể hiện sự quan tâm lớn đến việc giải quyết các thách thức xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ không thể và không nên gánh vác trách nhiệm đó một mình. Các nhà lãnh đạo trẻ có thể dẫn đầu làn sóng đổi mới, nhưng tất cả các bên liên quan phải cùng tham gia hợp tác để hiện thực hóa những đổi mới này trong thực tế.

Hãy tham gia cùng chúng tôi trong sứ mệnh hỗ trợ các giải pháp tuần hoàn tại địa phương! Quan tâm đến việc hợp tác để đồng tác động? Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!


About the ICM Falk Foundation: The Ida C. & Morris (ICM) Falk Foundation wants to empower Vietnamese students and more particularly engineering students who have great innovative ideas to step up and reach out in order to be equipped with impact business knowledge and be able to adequately address the waste and pollution challenges in their home country.

Join us in our mission to support circular entrepreneurship and innovation for a sustainable future. Reach out to us at contact@icmfalkfoundation.org if you have a solution to tackle the waste problem in ASEAN!

The Incubation Network
2022
Da Nang, Vietnam
theincubationnetwork.com

Contact us