Tiềm năng phát triển mới cho Việt Nam qua cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

AD

Gautam Ramnath, Executive Director of the Ida C. & Morris Falk Foundation; Tiphaine Pham, Strategic and Program Advisor of the Ida C. & Morris Falk Foundation

Lượng rác thải nhựa sẽ nhiều hơn toàn bộ số lượng cá ngoài đại dương trên thế giới vào năm 2050 nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ (theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2016). Ngày nay, một nửa lượng rác thải nhựa toàn cầu chỉ đến từ 5 quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam – những nước đang có tốc độ gia tăng lượng rác thải nhanh hơn Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước châu Âu (theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, 2019). Mỗi năm, trên thế giới có đến hơn 300 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra (theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, 2018).

Với GDP hiện tại là 2,7 nghìn tỷ USD, ASEAN dự kiến ​​sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 (theo Ngân hàng Deutsche, 2019). Mặc dù điều này đánh dấu một cơ hội quan trọng cho các quốc gia ASEAN trong việc nâng cao đời sống kinh tế của người dân, nhưng đồng thời sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nếu tiến trình không được kiểm soát và quản lý phù hợp.

Nếu các hoạt động kinh doanh thông thường vẫn diễn ra mà không có sự quản lý chất thải, ngành công nghiệp nhựa sẽ sớm chiếm 20% tổng lượng tiêu thụ dầu trên thế giới, cùng với đó lượng chất thải nhựa đổ ra biển sẽ tăng gấp ba lần, lên tới 29 triệu tấn vào năm 2040 (theo National Geographic, 2020). Do nhựa hiện nay không thể phân hủy sinh học nên gần 80% lượng rác thải nhựa hiện nay đang tích tụ tại các bãi chôn lấp và bãi rác thải, gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Các ngành công nghiệp đánh bắt và vận tải biển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể thiệt hại 1,3 tỷ USD mỗi năm do ô nhiễm nhựa trên đại dương (theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2016).

Việt Nam & Nền kinh tế nhựa mới

Tính đến năm 2018, chỉ có khoảng 20% ​​chất thải nhựa toàn cầu được tái chế (Dữ liệu Thế giới, 2018). Dù lượng nhựa tái chế của Việt Nam nằm trên mức trung bình ở mức 27% lượng rác nhựa thải ra, vẫn có tới 1,8 triệu tấn rác nhựa được thải ra hàng năm tại Việt Nam – cao thứ ba trong ASEAN nếu tính theo bình quân đầu người (VnExpress.net, 2019). Việc cải thiện những con số này là không hề dễ dàng nếu không có những sự thay đổi ở quy mô hệ thống. Nếu tình trạng như hiện tại vẫn tiếp diễn, chúng ta ​​sẽ phải sống với 29 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra đại dương mỗi năm. Trong Bức tranh biến đổi hệ thống (System Change Scenario), Việt Nam cùng các quốc gia có thu nhập trung bình/ thấp khác sẽ có thể giảm 80% lượng chất thải vào năm 2040, với một khoản đầu tư 600 tỷ đô la trong vòng 2 thập kỷ (Phá vỡ Làn sóng Nhựa, 2020).

Khi những hệ luỵ của ô nhiễm môi trường trên đất liền và đại dương trở nên nghiêm trọng, chính phủ các nước, bao gồm cả Việt Nam, đã bắt đầu hành động. Bằng cách lãnh đạo và thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống, Việt Nam đã đề ra Kế hoạch Hành động Quốc gia (NAP) về Quản lý Rác thải nhựa trên biển vào tháng 12 năm 2019 với mong muốn:

  • Giảm 50% rác thải nhựa trên biển vào năm 2025, 75% vào năm 2030
  • 80% khu bảo tồn biển được dọn sạch chất thải nhựa vào năm 2025, 100% vào năm 2030
  • Giảm 80% sản phẩm nhựa dùng một lần tại các nhà hàng và khách sạn ven biển vào năm 2025
  • Ban hành lệnh cấm hoàn toàn ngư dân ném/ thải rác, công cụ xuống biển vào năm 2030

Để có thể đạt được những mục tiêu này, Việt Nam đã nỗ lực áp dụng các mức thuế mới đối với nhựa dùng một lần, đồng thời sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường với mục tiêu rõ ràng là hướng hệ sinh thái Việt Nam theo mô hình tuần hoàn, khuyến khích tái chế và cuối cùng là cấm hoàn toàn nhựa dùng một lần vào năm 2025.

Chính phủ cũng đã huy động khu vực tư nhân giải quyết vấn đề rác thải bao bì nhựa thông qua việc thành lập Tổ chức Tái chế Bao bì Việt Nam (Packaging Recycling Organization Vietnam, gọi tắt là PRO Việt Nam), bao gồm các công ty đa quốc gia như Coca-Cola và Pepsico cùng các tập đoàn Việt Nam như NutiFood và TH Group (cafef.vn, 2019). Ra đời vào năm 2018, với mục tiêu mở rộng quy mô thu gom chất thải và tái chế toàn bộ chất thải đóng gói vào năm 2030, PRO Việt Nam đang xem xét các giải pháp một cách tổng thể. Ở cấp cơ sở, nhiều biện pháp đã được các doanh nghiệp nhỏ áp dụng để hạn chế tiêu thụ nhựa như các mô hình tái sử dụng và các lựa chọn thay thế cho nhựa như ống hút cỏ có thể tái sử dụng, đồ gia dụng bằng gốm sứ và các vật liệu phân hủy sinh học khác. Cùng với đó, nhiều chiến dịch thay đổi hành vi và nhận thức cộng đồng đang diễn ra nhằm thúc đẩy những hành động tích cực của người tiêu dùng.

Làm thế nào một tổ chức nhỏ có thể giải quyết một vấn đề lớn?

Theo Quỹ Ellen MacArthur, mô hình Kinh tế Tuần hoàn là một phương pháp khả thi và hiệu quả về chi phí cho tất cả các bên liên quan, dù nhỏ hay lớn, để giúp các quốc gia như Việt Nam chuyển kế hoạch quốc gia thành các giải pháp hữu hình và lâu dài trên thực tế (Quỹ Ellen MacArthur, 2020).

Ở Việt Nam, cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa và tái sử dụng nhựa cũng cần phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung. Thực hiện nền kinh tế tuần hoàn được dự đoán sẽ giúp tiết kiệm cho thế giới 200 tỷ đô la mỗi năm, giảm 25% lượng khí thải nhà kính và tạo ra 700.000 việc làm mới vào năm 2040, so với mô hình kinh doanh thông thường hiện nay (Quỹ Ellen MacArthur, 2020).

Quỹ ICM Falk sẽ nỗ lực giảm thiểu chất thải nhựa bằng cách ủng hộ các Sáng kiến ​​Đầu ngành – đặc biệt là các sáng kiến ​​liên quan đến nhựa bằng cách Giảm thiểu, Thay thế và Thiết kế theo báo cáo Phá vỡ Làn sóng Nhựa (Breaking the Wave report, 2020). Tổ chức sẽ hỗ trợ những sáng kiến góp phần loại bỏ nhựa không cần thiết, tái sử dụng nhựa và tuần hoàn các loại nhựa đã qua sử dụng (Đổi mới thượng nguồn, 2020). 

Bằng cách phát triển và hỗ trợ năng lực sáng tạo giảm thiểu rủi ro về môi trường, các khối kinh tế tư nhân, cộng đồng nghiên cứu và khởi nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào việc bảo vệ môi trường thông qua sự phát triển vượt bậc này. Những sản phẩm/dịch vụ sắp tới sẽ được phát triển theo định hướng tái sử dụng. 

Với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ, Quỹ Ida C. and Morris Falk tin rằng chúng tôi có thể từng bước đóng góp vào thành công chung bằng cách đảm nhận vai trò của một nhà tài trợ, hỗ trợ và quảng bá cho các giải pháp về đổi mới và kinh tế tuần hoàn. Thông qua các giải pháp có chiều sâu tập trung vào từng địa phương, am hiểu về tình trạng và vấn đề tồn đọng hiện tại, chúng tôi tìm cách liên kết tất cả các tổ chức, dù nhỏ hay lớn, quan tâm đến việc đổi mới thượng nguồn ở Việt Nam.Để biết thêm thông tin về các hoạt động thúc đẩy Đổi mới và Tuần hoàn xanh, liên hệ với chúng tôi bằng cách gửi email về contact@icmfalkfoundation.org hoặc nhắn tin qua trang LinkedIn của Tổ chức ICM Falk.

The Incubation Network
2022
Da Nang, Vietnam
theincubationnetwork.com

Contact us