Phục hồi thế giới hậu COVID thông qua giải pháp Tuần hoàn Nhựa

AD

Gautam Ramnath, Executive Director of the Ida C. & Morris Falk Foundation; Tiphaine Pham, Strategic and Program Advisor of the Ida C. & Morris Falk Foundation

Đại dịch COVID diễn ra trong năm 2020 đã dẫn đến một tín hiệu tích cực cho môi trường: giảm khí thải nhà kính, ô nhiễm nước trong một thời gian ngắn – tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ nhựa lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này. Dù nhu cầu xăng dầu giảm, giá xăng dầu giảm, nhưng nhu cầu đối với nhựa sử dụng một lần và các thiết bị y tế, bảo vệ cá nhân dùng một lần (PPE) lại ngày càng tăng. Kết quả này đã “san bằng” hoặc thậm chí gây ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực giảm thiểu chất thải nhựa. Các quốc gia đã phải ưu tiên trước mắt sức khỏe cộng đồng khiến những nỗ lực bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn.

Trong hoàn cảnh này, nền kinh tế các nước có thể chọn phương pháp Kinh tế Tuần hoàn để phục hồi và vượt qua khó khăn. Cụ thể hơn về vấn đề ô nhiễm nhựa, Quỹ Ellen MacArthur đề xuất 10 cơ hội đầu tư dành cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp lớn và nhỏ để tạo ra sự thay đổi ở cấp độ hệ thống có thể được nhân rộng và phát triển.

Làm sao để “gánh vác” trọng trách?

Trong nỗ lực này, Quỹ Ida C. & Morris Falk (ICM Falk) đang tận dụng các cơ hội đầu tư thông qua các giải pháp sáng tạo thượng nguồn với định hướng chú trọng vào địa phương bằng cách tập trung vào các giai đoạn đầu của vòng đời đổi mới. ICM Falk tìm kiếm các giải pháp lý tưởng để giải quyết ô nhiễm nhựa (bao gồm cả việc nâng cao năng lực cần thiết cho cộng đồng) và thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ bắt nguồn từ các mô hình kinh doanh bền vững. Không chỉ vậy, chúng tôi mong muốn xây dựng mạng lưới để quảng bá  các giải pháp thành công.

Với tư cách một quỹ phi lợi nhuận tư nhân, sự đóng góp của ICM Falk trong việc xây dựng các nền kinh tế có khả năng phục hồi trong thời kỳ hậu COVID tiếp tục tiếp sức những hoạt động của Quỹ Ellen Macarthur và Quỹ từ thiện Pew bằng cách hỗ trợ các dự án đổi mới tập trung vào các yếu tố dưới đây:

Tuần hoàn & Thượng nguồn

ICM Falk cho rằng một dự án tốt là một dự án giúp tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ xoay vòng tuần hoàn và bền vững ngay từ đầu vào của chuỗi cung ứng nhựa. Phát triển một biện pháp xoay vòng khép kín đối với bao bì, dệt may, v.v. là một trong những phương pháp hiệu quả và bền vững nhất để giảm mạnh sản xuất nhựa và theo đó là ô nhiễm nhựa.

Tập trung vào thực trạng địa phương

Xây dựng mô hình kinh doanh mới chỉ theo logic tuần hoàn không phải là giải pháp hiệu quả. Nếu các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của phương Tây đã “nội địa hóa” từ sớm để phù hợp với nhu cầu của thị trường châu Á vào những năm 1990, thì hệ sinh thái nhựa ngày nay cần phải làm tốt hơn để mang đến những giải pháp phù hợp cho mỗi vùng địa phương. Trong giai đoạn đại dịch COVID, việc chú trọng vào từng vùng địa phương còn phù hợp hơn thay vì nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính toàn cầu chung. ICM Falk muốn hỗ trợ các giải pháp được tạo ra bởi và dành cho cộng đồng địa phương thông qua quan hệ đối tác bình đẳng, nhầm đảm bảo tính bền vững và lâu dài của các giải pháp, ngay cả khi chúng tôi đã bàn giao toàn bộ công việc.

Tập trung vào tác động đồng thời (co-impact) và xuyên ngành (cross-sector)

Hoạt động độc lập để xây dựng hiệu quả các giải pháp sáng tạo sẽ không bao giờ có thể đạt kết quả quy mô và thay đổi cấp độ hệ thống. Vì thế, ICM Falk mong muốn hợp tác giữa các lĩnh vực để cùng tác động. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể làm được nhiều điều, theo từng bước với nỗ lực trong việc kết hợp các đối tác – không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm.

Tăng cường hơn nữa các giải pháp tuần hoàn từ đầu vào, chú trọng vào địa phương và tác động đồng thời trên nhiều lĩnh vực khác nhau – từ du lịch, thời trang, đến F&B và những ngành khác – là nền tảng của những nỗ lực nhân rộng của việc xây dựng nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi của người tiêu dùng và kết nối các giải pháp toàn cầu với các nhà hoạch định chính sách và thực hành địa phương nhằm đem đến những thay đổi mang tính hệ thống.

Con đường dẫn đến sự phục hồi

Đại dịch đã làm hiện rõ sự kém hiệu quả của hệ thống khi chúng ta tiếp tục phụ thuộc vào bao bì nhựa sử dụng một lần. Hệ thống quản lý chất thải còn nhiều điểm yếu và hạn chế trong nỗ lực thay đổi ở quy mô lớn. Chúng tôi biết rằng không có giải pháp nào có thể hiệu quả tức thì, nếu chỉ làm việc đơn độc thì dù có bao nhiêu tài nguyên cũng sẽ không đủ. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng hành trình của mình với tư cách là một quỹ tư nhân hướng tới sự phục hồi trong việc giải quyết vấn đề này nên bắt đầu bằng cách tận dụng những phương pháp phù hợp như đã nêu trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cùng nhau tổng hợp ý tưởng từ những đối tác, công ty toàn cầu và những người đi đầu đổi mới của địa phương.

ICM Falk kêu gọi các đối tác tiềm năng kết nối với chúng tôi để cùng xây dựng và đồng tài trợ các giải pháp bền vững cho sự thay đổi mang tính hệ thống. Dựa trên các khuôn khổ được đặt ra bởi các nghiên cứu và các tổ chức giàu kinh nghiệm về vấn đề này, tất cả các tổ chức, dù lớn hay nhỏ, đều có vai trò trong việc khiến thế giới hiện tại của chúng ta được phục hồi và trở nên bền vững hơn. Chúng ta không thể làm điều này một mình – tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc hồi phục và phát triển thế giới này.

Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn để cập nhật các thông tin và hành trình của chúng tôi hướng đến Sự đổi mới xanh và Tính tuần hoàn xanh của Nhựa, cũng như để tìm hiểu về những thay đổi truyền cảm hứng tại địa phương và trên toàn cầu. Bạn luôn có thể liên hệ với chúng tôi tại contact@icmfalkfoundation.org hoặc gửi tin nhắn cho chúng tôi trên LinkedIn.


Giới thiệu về Quỹ ICM Falk

Quỹ Ida C. & Morris Falk là một tổ chức gia đình 501c3 tư nhân nhằm hỗ trợ sự đổi mới, tinh thần kinh doanh và sự lãnh đạo nhằm thúc đẩy tác động tích cực, bình đẳng và bền vững cho các cộng đồng và hệ sinh thái trên thế giới. Dựa trên cam kết toàn cầu cho Nền Kinh tế Nhựa Mới, Quỹ hiện đang tích cực tập trung vào các giải pháp sáng tạo góp phần giảm thiểu sản xuất, chất thải và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.

The Incubation Network
2022
Da Nang, Vietnam
theincubationnetwork.com

Contact us